Aptomat chống giật, chống cháy nổ là một trong những sản phẩm được nhiều người quan tâm đến hiện nay bởi tính an toàn và tiện lợi của nó. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không biết và hiểu về sản phẩm này, cho rằng nó không cần thiết. Chính vì vậy, để giúp mọi người hiểu hơn về sản phẩm này, bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về aptomat chống giật, chống cháy nổ, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Aptomat chống giật là gì?
Aptomat chống giật hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác là át chống giật, aptomat chống dòng rò, cầu dao chống dòng rò,… cùng nhiều tên gọi khác tùy theo từng vùng khác nhau. Cũng giống như aptomat thường hay những dòng aptomat được dùng trước đây, aptomat chống giật được chia thành các loại khác nhau gồm:
- Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).
- Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
- Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).
Chức năng của Aptomat chống giật
Đúng như tên gọi aptomat chống giật có khả năng sẽ tự động ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay phát hiện có người bị điện giật. Bên cạnh đó, loại aptomat ELCB, RCBO còn có tính năng bảo vệ quá tải như các loại aptomat thường còn loại RCCB chỉ có tính năng chống rò điện và cần phải kết hợp cùng với MCB thì mới có khả năng bảo vệ quá tải hoặc có thể hiểu đơn giản hơn là: RCCB + MCB = RCBO.
Với từng loại aptomat chống giật khác nhau chúng sẽ có những tính năng và công dụng khác nhau cụ thể như sau:
- Aptomat chống giật 1 pha: Với loại aptomat này chúng có thể so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và nóng. Nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò đã quy định chúng sẽ tự động ngắt điện khỏi tải, không cho phép dòng điện chạy qua, không cho tải tiếp tục làm việc. Thông thường các ngưỡng rò được thiết kế gồm các mức: 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
- Aptomat chống giật 3 pha: Đối với loại aptomat này chúng có khả năng so sánh dòng điện chạy qua 3 pha và dây trung tính. Nếu dòng điện chạy qua này khác nhau quá một ngưỡng rò quy định thì nó sẽ tự động ngắt điện.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật
Aptomat chống giật dùng cho 1 pha: người ta cho 2 dây mát và lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến, đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây. Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát (và ngược lại: ra dây mát về dây nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau.
Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn ví dụ là 15mA thì IC sẽ cấp điện cho Triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.
Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC phức tạp và chi phí cao) mà dùng ngay lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt aptomat.
Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 3 dây: tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.
Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 4 dây: tương tự như trên với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng.
Cách đấu Aptomat chống giật
Dưới đây là cách đấu aptomat chống giật tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện trong nhà để đảm bảo an toàn trong quá trình đấu aptomat.
Bước 2: Bắt vít Aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện
Lưu ý: Tủ đựng cần có nắp đậy để tránh trẻ nhỏ hay tác động từ bên ngoài. Khi bắt vít thì cần bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện. Đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.
Bước 3: Đấu dây điện vào Aptomat chống giật:
- Khi đấu dây điện vào Aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load.
- Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.
- Lưu ý, Aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt
- Sau khi lắp đặt xong Aptomat chống giật bạn không được chủ quan và sử dụng ngay mà cần kiểm tra lại hệ thống điện của mình để xem Aptomat chống giật có hoạt động được không, nếu phát hiện bất thường thì cần điều chỉnh ngay để đảm bảo an toàn.
- Phần dây tiếp địa nếu có thì nối vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất. Khi không có dây tiếp địa nối từ vỏ xuống đất cũng không sao cả, Aptomat vẫn hoạt động bình thường.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về một số vấn đề liên quan đến aptomat chống giật như aptomat chống giật là gì, hướng dẫn lắp, cách đấu, sơ đồ đấu. nguyên lý làm việc và cách kiểm tra aptomat chống giật,… Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu về sản phẩm aptomat chống giật thì có thể tham khảo về các sản phẩm aptomat chống giật và cháy nổ của DIGIHOUSE, một trong những đơn vị bán và phân phối. Hoặc bạn có thể liên hệ theo hotline để được giải đáp.
——————————
CÔNG TY CỔ PHẦN DIGIHOUSE VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 15 ngõ 113 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline bán hàng: 098 955 5511 – 094 199 8642
- Hotline kỹ thuật: 094 345 8283
- Email: [email protected]